Lịch sử nghiên cứu Bệnh_Cầu_trùng_gà

Bệnh cầu trùng xảy ra ở cả gia súc, gia cầmngười. Trong lĩnh vực thú y, bệnh được phát hiện cách đây hơn 370 năm, ban đầu, các nhà khoa học dựa trên họ căn nguyên Coccidia để đặt tên cho bệnh là Coccidiosis. Năm 1863, Rivolta phát hiện ra một loại ký sinh trùng có trong phân của những con gà ỉa ra máu. Một năm sau, Eimeria xác định được loại ký sinh trùng đó chính là loài nguyên sinh động vật (Protoza) sinh sản theo bào tử, thuộc lớp Sporozoa, bộ Coccidia, họ Eimeria. Đến năm 1875, kết quả nghiên cứu của Eimeria được công nhận và tên của ông được đặt cho tên của loài Protoza mà ông đã phát hiện ra. Như vậy, tên gọi Coccidiosis vẫn mang tính chất chung chung do Coccidia có hai giống gây bệnh chủ yếu đó là Eimeria và Isospora. Giống gây bệnh trên gà là Eimeria, do đó tên gọi chính thức thường được dùng đối với bệnh cầu trùng gà là Emiriois.[1]

Vào năm 1980, Levine phân loại cầu trùng ký sinh trên gà như sau: Ngành Protozoa, phân ngành Apicomplexa, lớp Sporozoasida, phân lớp Coccidiasina, bộ Eucoccidiorida, phân bộ Eimeriorina, họ Eimeriidea, giống Eimeria Schneider. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định được 10 loại cầu trùng, trong đó chín loại đã được xác định rõ tên, kích thước và màu sắc gồm: E.tenella (Raillient và lucet, 1891); E.acervulina, E.maxima, E.mitis (Tyzzer, 1929); E.necatrix, E.praecox (Johnson, 1930); E.haganci (Levine, 1938), E.brunetti (Levine, 1942) và E.mivatti (Edgar và Seibold, 1969).

Việt Nam, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu về bệnh cầu trùng từ những năm 70 của thế kỷ 20, thời điểm đó, chăn nuôi gà theo hướng thâm canh công nghiệp phát triển. Cho đến nay, các nhà khoa học Việt Nam đã phát hiện hầu hết các loại cầu trùng gây bệnh ở gà như các tác giả nước ngoài đã mô tả.[5] Đến nay, Bệnh cầu trùng trên gà được phát hiện ở khắp nơi trên thế giới, ở đâu có gà là ở đó có bệnh cầu trùng[4].

Liên quan